Di sản Queen

Năm 2005, theo sách Kỷ lục Guinness của thế giới, album của Queen đã được bình chọn nhiều lần trong bảng xếp hạng của Anh hơn bất kỳ ban nhạc nào khác[223]. Cũng trong năm 2005 cùng sự phát hành album thu trực tiếp với Paul Rodgers, Queen đã xuống vị trí thứ ba về thời gian kết hợp nhiều nhất trong bảng bình bầu của Anh, The Beatles không có trong danh sách. (Danh sách này không thừa nhận các bình bầu mà có danh sách ít hơn trong những năm của thập niên 1960)[224]. Dự đoán mức doanh thu của họ rất lớn. Vào năm 2001 doanh thu của họ đạt tới 100 triệu bản Anh khắp thế giới [225][226][227]; tuy nhiên, theo một tờ báo phát hành 2 năm sau đó, Queen "thống kê được số lượng bán được là 150 triệu bản"[228]. Năm tiếp theo, "hơn 190 triệu bản" đã được thông báo ở buổi gia nhập UK Music Hall of Fame của họ[229].

Một vài trang Web cũng đã ghi nhận con số 300 triệu bản[230][231]. Tổng số đĩa bán được ở Mỹ là trên 32 triệu bản cho tới năm 2006.

Các buổi trình diễn ngoài trời của Queen thực sự gây chấn động, toàn các thiết bị âm thanh và ánh sáng to lớn, đồ sộ, đôi khi còn biểu diễn cả nghệ thuật bắn pháo hoa nữa, và nhiều hiệu ứng âm thanh khác để làm cho buổi trình diễn của họ trở nên giống như một buổi diễn ở sân khấu nhà hát. Mercury đắm chìm vào trong đám đông những thanh niên hâm mộ và kích động họ, hơi có nét giống ca sĩ Kurt Cobain (Mercury có được nhắc tới trong di chúc trước khi chết của Kurt Cobain), Mercury được mọi người hoàn toàn thán phục. Khởi đầu với bài hát "News Of The World" vào năm 1977, Queen viết các bài hát với mục đích thu hút người nghe như bài "We Will Rock You" và "We Are The Champions" và tạo thêm các bài khác giống thế như "Radio Ga Ga" để gây nhiều tiếng vang. Kết quả là đã gây được ấn tượng ở buổi diễn Live Aid, có gần 80.000 người đến sân vận động Wembley và vỗ tay trên đầu họ theo nhịp câu hát "Radio Ga Ga". Họ đã được coi như là một trong những ban nhạc nổi tiếng mọi thời đại.

Queen cũng đã được công nhận là một trong những ban nhạc đầu tiên sử dụng màn hình lớn (hay Jumbotron) ở các buổi công diễn.

Queen bắt đầu lao vào nhiều tua diễn đáng nhớ như buổi diễn lịch sử Live Aid tổ chức ở sân Wembley ở Anh và ở festival Rock in RioBrasil, đây cũng là tua diễn cuối cùng của nhóm để giới thiệu album A Kind of Magic.

Queen thường chơi bài hát God Save the Queen sau mỗi buổi công diễn của mình.

Buổi công diễn ở Wembley, một phần trong tua diễn ở Anh năm 1986 đã thu hút 150.000 người trong 2 đêm diễn. Một thời điểm đáng ghi nhớ và mang tính tiên đoán (điều này có thể được nghe lại ở bản thu buổi công diễn này đã được biên tập lại) đã xảy ra khi Freddie Mercury nói với khán giả phía dưới: "Gần đây có nhiều lời đồn đại về một ban nhạc tên là Queen... lời đồn nói rằng chúng tôi sắp tan rã. Các bạn nghĩ sao?" Khán giả: "Không!" Freddie: "Quên tất cả những lời đồn đó đi, tôi chắc chắn chúng tôi sẽ ở bên nhau cho đến chết!".

Vào ngày 9 tháng 8 năm đó, buổi công diễn Knebworth có 150.000 khán giả, Freddie đã nói những lời sau:

"...và gần đây, có nhiều lời đồn rằng chúng tôi sắp tan rã, nhưng ý tôi là, thật ra, các bạn hãy nhìn xem! Ý tôi là làm sao có thể chia tay được khi có những khán giả như thế này, thật là như vậy! Chúng tôi đâu có ngu ngốc như thế!"[232].

Ba năm gần thời điểm đó, người ta rất ít khi thấy cả ban nhạc cùng biểu diễn, trong thời gian này, Freddie Mercury đã thu âm một vài bài sô lô và Roger Taylor cũng hợp tác với The Cross.

Theo sách của Jim Hutton, Mercury và Tôi, Freddie Mercury đã được chẩn đoán là mắc HIV dương tính vào năm tiếp theo (1987), điều này có thể giải thích tại sao họ lại ra đi lặng lẽ sau một tua diễn thành công như vậy. (Jim Hutton là người bạn cuối cùng của Mercury, chơi với anh từ những năm giữa thập niên 1980 đến khi anh chết).

Ảnh hưởng

Queen được nhớ tới với âm nhạc có tính chất của sân khấu kịch hát mà người ta chưa bao giờ được thấy, sự phô trương và quảng cáo khá nhiều đến nỗi các nhà phê bình đã xếp Queen vào vị trí là người chủ đạo trong cuộc cách mạng của nhạc rock. Queen đặc biệt được nhắc tới với âm nhạc mang tính chiết trung cao và những sô diễn gây chấn động[cần dẫn nguồn].

Queen thường thu âm nhiều thể loại nhạc khác nhau, tạo ra các loại nhạc đa dạng và có tính ảo giác (trong những bài hát như "The Fairy Feller's Master-Stroke" và "Jesus"), thể loại hard rock trong bài ("We Will Rock You" và "Hammer to Fall)", thể loại funk và disco trong bài ("Another One Bites the Dust" và "Staying Power"), loại nhạc heavy metal trong bài ("Stone Cold Crazy", "Brighton Rock"), và thậm chí là ractim (trong bài "Bring Back That Leroy Brown" và "Seaside Rendezvous").

Cũng giống như âm nhạc của họ, những ban nhạc chịu ảnh hưởng của Queen cũng rất đa dạng. Những ban nhạc, nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của Queen bao gồm Judas Priest, Def Leppard, Iron Maiden, Mötley Crüe, Steve Vai, George Michael, Metallica, The Flaming Lips, Ween, Guns N' Roses, Chris Cornell, Trent Reznor, Extreme, Dream Theater, Nirvana, Jellyfish, The Smashing Pumpkins, Green Day, Robbie Williams, Ben Folds Five, Foo Fighters, Joan Osborne, Muse, The Darkness, Franz Ferdinand, Jetliner và còn nhiều nữa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Queen http://www.mtv.com.au/news/61c139e8-katy-perry-ada... http://www.smh.com.au/entertainment/music/queen-au... http://www.smh.com.au/travel/mercury-heavy-metal-a... //nla.gov.au/anbd.aut-an36379968 http://www.46664.com/ambassadors/entry/brian-may http://allmusic.com/song/the-show-must-go-on-t2359... http://www.allmusic.com/album/greatest-hits-vol-2-... http://www.allmusic.com/album/jazz-r15974/charts-a... http://www.allmusic.com/album/mw0000182727 http://www.allmusic.com/album/mw0000191373